Thời điểm cô dâu khoác tay cha bước trên con đường dẫn tới sân khấu để
tiến về phía chú rể chính là bắt đầu hôn lễ thiêng liêng của hai người.
1. Trình tự
Đám cưới trong nhà thờ bao gồm bước tiến hành chính như sau:
Trang trí:
Có một số vị trí quan trọng trong nhà thờ cần hoa trang trí, đó là cạnh
bàn thờ Chúa, hàng ghế băng... Vì không gian nhà thờ rộng, trần cao, nên
đôi uyên ương nên chọn những bình hoa lớn làm điểm nhấn. Không cần
nhiều hoa nhưng những bình hoa phải đủ to để không chìm khuất trong
không gian rộng.
Ngoài sân khấu, những hàng ghế trong nhà thờ cũng là nơi có thể trang trí hoa hoặc ruy băng.
Màu sắc trang trí dựa vào tông màu chủ đạo của toàn bộ hôn lễ và tiệc mà cô dâu chú rể đã chọn lựa.
Ở ghế băng của nhà thờ thường có sẵn một chiếc móc hay một vòng tròn nhỏ
để có thể buộc hoa trang trí vào đó. Những chùm hoa nhỏ sẽ tạo nét mềm
mại cho nơi làm lễ mà không làm phân tán sự chú ý vào sân khấu làm lễ.
Việc cha đưa cô dâu đến nơi làm lễ sẽ làm tăng thêm tình cảm cha con gắn bó, thân mật giữa hai người.
Trong các đám cưới ở châu Âu hay châu Mỹ, khi tổ chức cưới trong thánh
đường nhà thờ, các cô dâu chú rể sẽ phải tiến hành theo chương trình đã
được cha xứ lên kế hoạch sẵn. Trình tự hôn lễ có phần giống với nghi lễ
cưới trong khách sạn, đều nhanh gọn và cùng chung mục đích là gắn kết
tâm hồn của đôi uyên ương, để họ sống bên nhau trọn đời.1. Trình tự
Đám cưới trong nhà thờ bao gồm bước tiến hành chính như sau:
- Cô dâu bước vào nhà thờ cùng cha hoặc người đỡ đầu.
- Chú rể và cô dâu có mặt trước bàn thờ Chúa, nghe cha xứ đọc hôn phối.
- Đôi uyên ương cùng đọc thề gắn kết bên nhau trọn đời trước người làm chứng và những vị khách tham dự hôn lễ.
- Cô dâu chú rể ký bản chứng nhận hôn nhân của nhà thờ, nhận lộc từ cha xứ và chính thức trở thành vợ chồng.
- Với các đám cưới tại nhà thờ ở Việt Nam, trình tự không cầu kỳ và nhiều công đoạn giống như đám cưới phương Tây mà chủ yếu diễn ra theo quy mô nhỏ gọn như một buổi thánh lễ bình thường. Cha xứ sẽ điều hành buổi lễ có nội dung liên quan đến hôn nhân, gia đình. Sau khi nghi lễ kết thúc, cha xứ sẽ xướng tên cô dâu chú rể và hai người tiến tới bàn thờ Chúa cùng đọc lời thề nguyện bên nhau trọn đời, cùng trao nhẫn và chính thức được cha công nhận là vợ chồng.
Cô dâu chú rể thề nguyện sẽ bên nhau trọn đời.
2. Trang trí trong nhà thờ- Một số nhà thờ ở Việt Nam sẽ có trang trí sẵn như hoa, ruy băng để đồng bộ với khung cảnh lễ đường. Nếu muốn trang hoàng theo ý mình, cô dâu chú rể nên trình bày rõ với cha xứ và tìm hiểu những điều được phép cũng như không được phép thêm vào nơi làm lễ.
- Vì không gian nhà thờ mang tính chất tôn nghiêm, nên khi tự trang trí, cô dâu chú rể không nên gắn nhiều hoa hay phụ kiện vào không gian, tránh rườm rà mà chủ yếu cần điểm hoa ở những vị trí quan trọng như hai bên bàn thờ Chúa, lối dẫn lên sân khấu và dọc những băng ghế của nhà thờ.
Trang trí:
Nếu tổ chức hôn lễ vào những ngày lễ lớn của nhà thờ, như Giáng Sinh,
Năm mới, lễ Phục sinh... các cô dâu chú rể có thể tận dụng trang trí có
sẵn tại đây.
Cô dâu bước vào lễ đường
Cô dâu bước vào lễ đường
Khi cô dâu bước vào lễ đường nghĩa là buổi lễ chính thức bắt đầu. Trước
đó, có thể để hai phù dâu nhí cầm hoa và nhẫn bước vào trước, tượng
trưng cho những thiên thần đưa cô dâu tới thiên đường hạnh phúc.
Những bé phù dâu nhí có thể rải cánh hoa dọc lối dẫn lên sân khấu, tạo không gian lãng mạn.
Thông thường, cô dâu sẽ khoác tay cha hoặc người đỡ đầu tiến vào nơi làm
lễ. Lời khuyên dành cho cô dâu lúc này là cần bình tĩnh, tươi tắn và tự
tin tiến bước trên con đường dẫn tới sân khấu.
Cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ trước cha xứ
Nghi lễ tại nhà thờ diễn ra ngắn gọn, cha xứ sẽ đọc hôn phối và những nghĩa vụ, quyền lợi khi cô dâu chú rể thành vợ chồng.
Cô dâu sẽ cùng nhau thề nguyền trong không khí trang nghiêm của nhà thờ.
Sau khi thề nguyện, cô dâu và chú rể trao nhẫn, chính thức trở thành vợ chồng.
Cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ trước cha xứ
Cuối cùng, đôi uyên ương trao nhau nụ hôn say đắm thể hiện tình cảm bền chặt.
Theo Ngoisao